Review sách Chiến tranh tiền tệ – Khủng hoảng kinh tế và những bí mật đằng sau?
Các bạn thân mến! ngày càng có nhiều người thừa nhận rằng 99% dân số thế giới đang bị kiểm soát bởi những người quyền lực chỉ chiếm 1% dân số toàn cầu. Vậy những người quyền lực này họ là ai ? Họ đã và đang kiểm soát thế giới này như thế nào? Đó cũng là nội dung quan trọng mà talia lĩnh hội được từ cuốn sách Chiến Tranh Tiền Tệ của tác giả Tống Hồng Binh – ông từng là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh Tế Tài chính Hoàn Cầu tại Bắc Kinh Trung Quốc.
Cuốn sách dày 611 trang được chia thành 10 chương nhưng trong video này Talia sẽ chia thành hai phần chính.
Phần thứ nhất: Ai nắm quyền lực thật sự
Chúng ta sẽ ngược dòng lịch sử để nhìn lại những sự kiện lớn của thế giới, khám phá mối quan hệ mật thiết với những sự kiện chính trị và các thế lực tài khi nào nó. Ai mới là người nắm trong tay quyền lực thực sự và chi phối thế giới này.
Phần thứ hai: Bí ẩn phía sau các cuộc chiến tranh và khủng hoảng.
Có lẽ sẽ khiến bạn giật mình khi nhận ra rằng tương lai của thế giới đã được lên kịch bản từ trước, những cuộc khủng hoảng kinh tế luôn ẩn chứa những bí mật và nếu khám phá ra rồi bạn sẽ hiểu hơn về những thác ghềnh của nền kinh tế và có sự chuẩn bị tốt nhất cho con thuyền tài chính của mình trên dòng chảy chung của xã hội.
Phần thứ nhất: Ai là người nắm quyền lực thực sự chi phối thế giới này.
Ngay từ những chương đầu của cuốn sách tác giả đã nhấn mạnh rằng kể từ thế kỷ XIX trên thế giới có 17 gia tộc ngân hàng quốc tế cốt lõi, các gia tộc này tạo nên một mạng lưới quan hệ chằng chịt trong lĩnh vực tài chính và tạo ra sức ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới .Bọn họ đi tới đâu thì nơi đó sẽ hưng thịnh, phát đạt bọn họ rời bỏ nơi nào thì nơi đó sẽ suy thoái và tiêu điều. Các gia tộc ngân hàng quốc tế sử dụng sức mạnh tài chính để chi phối chính trị, lợi dụng các sự kiện chính trị để thu được những món lợi nhuận khổng lồ.
Trong lịch sử thế giới đằng sau các cuộc chiến tranh đều có bàn tay của các chủ ngân hàng này. Họ rất thích chiến tranh chiến tranh là cơ hội tốt để họ kiếm được bộn tiền. Đầu tiên các chủ ngân hàng sẽ có cơ hội mua được những tài sản chất lượng cao từ chính phủ với giá thấp bất thường. Bởi vì để thực hiện được chiến tranh thì Chính phủ cần rất nhiều tiền và trong chiến tranh thì các chính phủ thường bất chấp mọi giá để giành được phần thắng. Vì lẽ đó vào những thời điểm then chốt các chính trị gia thường bị ép phải thực hiện những thỏa thuận trọng đại với các chủ ngân hàng. Đó có thể là việc bán những mỏ khai thác khoáng sản ở những tài sản quốc gia khác với giá thấp đến không ngờ.
Rồi khi chiến tranh kết thúc các chủ Ngân hàng quốc tế lại tiếp tục kiếm được lợi nhuận từ nghiệp vụ bồi thường chiến tranh, đây là nghiệp vụ khổng lồ mà bất cứ ai cũng thèm khát. Vậy là tiền bạc vừa là mục đích của chiến tranh lại vừa là công cụ để kiểm soát chiến tranh.
Các chủ Ngân hàng quốc tế tại âm thầm kích động tranh chấp giữa các quốc gia ủng hộ mạnh mẽ ngành công nghiệp quân sự kích thích cảm xúc chủ nghĩa dân tộc để chăm mồi cho các cuộc chiến tranh và cách mạng. Họ vừa là người tạo ra vấn đề lại vừa là người giải quyết vấn đề. Họ hỗ trợ cho các bên tham chiến cung cấp dịch vụ bồi thường sau chiến tranh và sau đó là tài trợ tái thiết quốc gia.
Bên cạnh việc kiếm tiền từ những cuộc chiến tranh các chủ ngân hàng quốc tế còn thâu tóm và kiểm soát quyền lực. Bởi vì khi kiểm sát được quyền lực thì chắc chắn họ sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Ví dụ Gia tộc Hope ở Hà Lan từng thu xếp các khoản vay sau chiến tranh cho nước Nga nên đổi lại nữ hoàng Catherine đại đế của Nga đã cho phép Gia Tộc này độc quyền nhập khẩu đường từ Nga và đại diện cho Nga phụ trách về kinh doanh lương thực và gỗ trên thị trường châu Âu, mang lại lợi nhuận lớn cho ta tập này.
Việc kiểm soát quyền lực không chỉ dừng lại ở việc thiết lập mối quan hệ lợi ích với chính phủ là các gia tộc ngân hàng này còn can thiệp và bộ máy chính phủ. Điển hình nhất thì là gia tộc Rothschild với biệt tài phát hiện và bồi dưỡng tư nhân vật tiềm năng trong lĩnh vực chính trị, có thể kể đến là Bismarck người đã thống nhất các tiểu bang rất nhỏ lẻ thành một đế quốc Đức hùng mạnh và trở thành thủ tướng đầu tiên của đế chế này. Gia tộc ra Rothschild đã phát hiện và bồi dưỡng cho Bismarck từ khi ông mới chỉ là một chàng trai trẻ vừa bước chân vào con đường chính trị.
Nhân vật tiếp theo cần phải kể đến là vị thủ tướng nổi tiếng bậc nhất nước Anh Winston Churchill. Một vị thủ tướng anh nữa cũng được gia tộc Rothschild bồi dưỡng là Benjamin Disraeli. Mối quan hệ giữa Ông và gia tộc Rothschild không chỉ dừng lại ở mối quan hệ lợi ích thực dụng mà còn như là người trong một nhà. Cựu thủ tướng Anh Disraeli và vợ là bà Maria không có con họ gần như coi 5 đứa con của gia tộc Rothschild như con ruột của mình. Tất cả các ngày nghỉ trong năm họ đều đến và ở chung với gia tộc Rothschild.
Một nhân vật chính trị nổi tiếng khác cũng từng dựa vào gia tộc Rothschild và hai gia tộc ngân hàng nữa để có được địa vị chính trị là Napoleon Bonaparte. Tháng 12 năm 1804 với sự hỗ trợ của 3 Gia Tộc ngân hàng là Rothschild, Ford và Berela, Napoleon đã lên ngôi hoàng đế nước Pháp. Nhưng rồi Mười năm sau do Napoleon nhất mực trọng dụng hai gia tộc Ford và Berela dẫn đến bất đồng với gia tộc Rothschild nên vào năm 1814 chính gia tộc Rothschild đã lật đổ Napoleon về mặt tài chính và tài trợ cho việc khôi phục Vương triều Bourbon. 16 năm sau vào năm 1830, gia tộc Rothschild lại bỏ rơi Vương Triều này và ủng hộ Công Tước Louis Philippe lên ngai vàng,
Từ đây Gia Tộc Rothschild trở thành gia tộc ngân hàng quyền lực nhất ở Pháp. Sau này Hitler cũng là một nhân vật chính trị của nước Đức được các chủ ngân hàng quốc tế dựng lên nhằm tạo ra các cuộc chiến tranh. Bên cạnh việc gia tăng quyền lực bằng cách kiểm soát chính trị, các gia tộc ngân hàng lớn còn rất chú trọng việc mở rộng tầm ảnh hưởng thông qua việc xây dựng các liên minh chiến lược. Họ gắn kết với nhau về mặt lợi ích và các cuộc hôn nhân hay còn gọi là liên hôn giữa các Ngân hàng. Mối quan hệ giữa các gia tộc ngân hàng có khi là đối tác ngang hàng có khi là đối thủ thể loại trừ lẫn nhau và cũng có khi là mối quan hệ chủ tớ.
Ví dụ như mối quan hệ giữa gia tộc Rothschild và gia tộc Breslauer. Năm 1831 Gia tộc Breslauer trở thành đại diện nhất mực trung thành của gia tộc Rothschild tại Berlin. Trong toàn bộ sự nghiệp của mình Breslauer cung cấp thông tin gần như hàng ngày cho Rothschild về những thay đổi liên quan đến chính trị, huy động quân sự và tin tức thị trường tài chính Đức. Vì có được thông tin chính xác và sớm hơn 24 giờ so với thị trường nên gia tộc Rothschild đã có được những lợi nhuận đáng kinh ngạc.
Không những kiểm soát và kiếm lợi ở Châu Âu các gia tộc nguyên hàng quốc tế còn vương những chiếc vòi bạch tuộc của mình đến châu lục khác. Và vùng đất trong mơ của họ chính là châu Mỹ hoang sơ đầy tiềm năng, nơi mà mọi thứ được bắt đầu gần như trên một tờ giấy trắng. Không có chế độ phong kiến ngột ngạt, không có sự Thiên kiến hay áp bức tôn giáo. Đây quả là một thiên đường cho các chủ ngân hàng quốc tế. \
Nguồn vốn mạnh mẽ của các gia tộc ngân hàng từ châu Âu đổ về thông qua thị trường trái phiếu New York. Sàn giao dịch chứng khoán New York được thành lập vào năm 1792, có lịch sử lâu đời hơn nhiều so với sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn. Có một điều thú vị là hầu hết các chủ ngân hàng quốc tế đều là người Do Thái. Sở dĩ dân tộc Do Thái sản sinh ra nhiều nhân tài như vậy là bởi hai lý do sau:
Lý do thứ nhất: Môi trường sống khắc nghiệt
Trong lịch sử Châu Âu đa số người Do Thái chịu nhiều áp bức và sự bài trừ tôn giáo, chính sự bài trừ và áp bức kéo dài hàng thiên niên kỷ đã tạo nên khứu giác tài chính hết sức độc đáo và nhanh nhạy của họ. Môi trường khắc nghiệt khiến họ phải tìm kiếm và khám phá ra cách sinh tồn, họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực buôn bán từ tiền tệ cho đến hàng hóa. Sau hàng trăm năm làm việc chăm chỉ người Do Thái đã kiểm soát chặt chẽ các kênh của dòng vốn và tín dụng toàn cầu.
Lý do thứ hai: Niềm tin kiên định vào Chúa
Dân tộc Do Thái tin rằng bản thân họ là những người được chúa lựa chọn đại diện cho chúa để thực thi quyền lực thiêng liêng. Họ tin rằng mọi tài sản và quyền lực mà họ tích lũy được không dùng để phô trương hay hoang phí mà là để thể hiện Vinh Quang của Chúa. Các gia tộc ngân hàng quốc tế đã phát triển và song hành cùng với lịch sử nhân loại. Gia sản của họ cứ thế truyền từ đời này sang đời khác.
Tuy nhiên, ngày nay ở thế kỷ 21 chúng ta không còn thấy bóng dáng những gia tộc này, phải chăng sự nghiệp của họ đã kết thúc từ lâu. Nếu mà thực như vậy thì ngày nay quyền lực thực sự đang nằm trong tay ai đó chính là nội dung của phần thứ hai trong video này.
Phần thứ hai: Thủ đoạn cai trị của những trùm tài chính thế giới đã thay đổi
Trong một số cuốn sách truyền cảm hứng, có lẽ bạn đã từng gặp ở đâu đó câu chuyện kinh điển về ông vua dầu mỏ John D. Rockefeller. Trong sự nghiệp của mình Rockefeller được biết đến là một người bất chấp thủ đoạn, ông từng là người bị công chúng Mỹ ghét nhất. Ở tuổi 53 ông được chẩn đoán là mắc bệnh nan y vô phương cứu chữa. Vậy là với thu nhập ròng hàng năm lên tới hàng tỷ đôla, nhưng giờ đây ông vua dầu mỏ ấy lại chỉ có thể ngày ngày ăn các loại bánh quy và sữa chua trị giá chưa tới 2 Đôla để duy trì sự sống. Sau khi tỉnh ngộ Rockefeller bắt đầu quyên góp hầu hết tài sản của mình, thành lập các tổ chức nghiên cứu khoa học và các tổ chức từ thiện. Cuộc sống của ông như bước sang một trang mới bừng bừng sức sống, nhờ vậy mà ông đã sống một cách vui vẻ đến năm 98 tuổi.
Bài học chuyển động lực được rút ra là càng cho đi bạn sẽ càng có nhiều hơn. Quả thực rất của Rockefeller đã có được nhiều thứ hơn sau khi ông quyên góp hầu hết tài sản của mình vào các quý phi lợi nhuận. Các quỹ đó đã giúp ông có được bốn lợi ích to lớn sau.
Thứ nhất, hình ảnh của ông trong mắt công chúng đã được thay đổi hoàn toàn. Là người từng bị ghét nhất nước Mỹ Rockefeller trở thành người được công chúng ca ngợi.
Thứ hai, mặc dù đã quyên góp vào các quỹ phi lợi nhuận mang tên mình nhưng số tài sản ấy không hề tách khỏi tầm kiểm soát của ông. Thậm chí thông qua một loạt chiến lược gây quỹ ông còn đạt được sự kiểm soát lớn hơn và mạnh mẽ hơn đối với khối tài sản sau khi đã quyên góp.
Thứ ba, khi để tài sản và các quỹ này số tài sản đó sẽ tránh được rất nhiều loại thuế như thuế thu nhập, thuế quà tặng thuế lợi nhuận và đặc biệt là thuế thừa kế, loại thuế này ở Hoa Kỳ có thể lên tới 50% giá trị. Với hình thức quyên góp này, ông sẽ để lại tiền một cách hợp pháp cho các thế hệ sau của mình.
Thứ tư, không những tránh được nhiều loại thuế, số tài sản dưới danh nghĩa các quỹ phi lợi nhuận này còn được làm tăng giá một cách dễ dàng vì người kiểm soát các quỹ đó có thể mua và bán nhiều loại tài sản khác nhau bao gồm bất động sản và chứng khoán, nhưng lại không phải công bố báo cáo tài chính. Đã có hơn 200 Quỹ gửi tên Rockefeller được thành lập. Những giá trị mà các quỹ này mang đến cho xã hội như tài trợ khoa học, các dự án y tế và xóa đói giảm nghèo là không thể phủ nhận, nhưng tác giả Tống Hồng Minh chỉ ra rằng hành động quyên góp thành lập các quỹ từ thiện và phi lợi nhuận ấy thực chất là một hành động giấu tài sản rất tinh vi. Rockefellerchính là người đã phát minh ra nó và ngày nay những nhà tài phiệt siêu cấp không ai là không học theo. BillGates và Warren Buffett là những ví dụ, ngay cả những dự án đầu tư của họ họ cũng không bao giờ để tên thật mà sẽ mượn tên của các cơ cấu hoặc tổ chức đại diện. Họ từ bỏ danh nghĩa, từ bỏ những vị trí phù phiếm trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới để nhận về những gì thực chất. Tài sản của họ được giấu kín họ tránh được sự chú ý của giới truyền thông và tận hưởng sự tự do mát rượi phía sau cánh gà.
Câu hỏi tiếp tục đặt, ra vậy những gia tộc lâu đời như Rothschild, tài sản của họ đang ở đâu? Nó đã thực sự biến mất hay đang ẩn mình đâu đó là thế giới không thể nhìn ra. Sự cai trị của nhóm quyền lực thiểu số đối với toàn bộ xã hội chưa bao giờ thay đổi. Tuy nhiên thủ đoạn cai trị và hình thức của nó thì đã thay đổi rất nhiều. Ngày nay công chúng không còn thấy bóng dáng của những gia tộc lớn bởi vì họ đã ẩn mình, họ vẫn kiểm soát hoạt động của xã hội nhưng thông qua những con rối ở phía trước.
Cũng như Gia tộc lâu đời ở châu Âu khi xưa, gia tộc Rockefeller cũng thiết lập một liên minh chiến lược chặt chẽ với các gia tộc quyền ở Mỹ thông qua những cuộc liên hôn .Theo thống kê chưa đầy đủ gia tộc Rockefeller có mối quan hệ hôn nhân với một nửa trong số 60 gia đình giàu nhất nước Mỹ. Tập đoàn này còn thâu tóm toàn bộ nền kinh tế bằng cách kiểm soát hay kênh tín dụng là hệ thống ngân hàng và hệ thống công ty bảo hiểm.
Các ngân hàng thương mại là kênh chính để phát hành tín dụng ngắn hạn cho các doanh nghiệp còn các công ty bảo hiểm thì cung cấp tín dụng dài hạn. Hai hệ thống này tựa như hai sợi dây để buộc chặt nguồn vốn của các doanh nghiệp vào tai mình. Bằng hai sợi dây này tập đoàn Rockefeller đã kiểm soát 37 trong số 100 công ty công nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ. Chín trong số hai mươi công ty vận tải lớn nhất. Tất cả các công ty cung cấp điện nước và khí đốt lớn nhất. 3 trong số 4 Công ty bảo hiểm hàng đầu và vô số các công ty đầu tư cho vay bán lẻ vừa và nhỏ khi họ cũng thâm nhập vào bộ máy chính phủ giống như cách các gia tộc ngân hàng quốc tế khi xưa đã làm.
Giữa các tập đoàn tài chính Siêu cấp và chính phủ giờ đây đã rất khó phân biệt rõ ai là người nắm quyền quyết định chủ đạo, hai bên đã tự nhập sâu và hợp thành một .
Từ thời tổng thống Roosevelt, đại đa số các tổng thống Mỹ Kế tiếp là thành viên của hội đồng quan hệ đối ngoại và hội đồng quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ thì đã nằm với sự kiểm soát của quỹ Rockefeller kể từ khi thành lập. Các chính sách kinh tế mới được phản ánh trực tiếp lợi ích của tập đoàn này .
Tác giả Tống Hồng Minh Bình luận rằng Tổng thống có thể thay đổi như những lãnh chúa tài chính đứng sau thì không thay đổi, đặc biệt tầng lớp thực sự chi phối thế giới này còn hiểu rõ như lòng bàn tay đối với các quy luật cơ bản của nền kinh tế và tâm lý xã hội. Họ lợi dụng những quy luật này để đạt được các mục đích chiến lược quan trọng của mình.
chúng ta sẽ đến với ví dụ về thế hệ Baby Boom, baby boom là cụm từ chỉ thế hệ được sinh ra vào khoảng năm 1962 tại Mỹ. Nửa đầu cuộc đời họ trùng với giai đoạn Hoa Kỳ trở thành đế chế thống trị thế giới. Tâm lý và tính cách đặc trưng của thế hệ này là vô cùng lạc quan về tương lai, ngông cuồng, tùy ý và hoang phí. Bước vào thập niên 80 của thế kỷ 20 họ là thế hệ trẻ tràn đầy sức sống vừa tốt nghiệp ra trường, tham gia vào thị trường lao động và tràn đầy khác nhau khởi nghiệp. Họ táo bạo và chấp nhận rủi ro họ góp phần tạo ra một kỷ nguyên thịnh vượng chưa từng có. Thị trường chứng khoán xuất hiện trạng thái thị trường bò tăng trưởng trong gần 20 năm . Trải qua 47 năm sống xa hoa, cơn sóng thần Tài Chính năm 2009 là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời họ. Nền kinh tế trở nên mù mịt, nạn thất nghiệp phủ đầy khi họ đột nhiên phát hiện ra rằng tiền lương hưu của họ đã mất gần một nửa trên thị trường chứng khoán và tiền gửi ngân hàng giờ mỏng như lá lúa. Họ lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất ở tuổi lão niên, họ phải thắt lưng buộc bụng để đối phó với cái lạnh kinh tế tàn khốc.
Tác giả Tống Hồng Minh nói rằng, tất cả những điều này đều đã được tính trước và có trong kịch bản của tầng lớp thực sự chi phối xã hội. Nếu nói rằng nền kinh tế là chiếc bánh ngọt do xã hội chung tay làm thì hệ thống tiền tệ chính là con dao để cắt bánh và chia bánh cho xã hội. Một hệ thống tiền tệ hợp lý sẽ kích thích tạo ra của cải và hạn chế đầu cơ. Ngược lại một hệ thống tiền tệ không hợp lý sẽ kích thích nghiêm trọng hành vi đầu cơ. Những người đã chăm chỉ tạo ra của cài một cách trung thực sẽ bị bóc lột một cách tàn nhẫn. Các cải cách tiền tệ thường chỉ có thể xảy ra khi chúng ta phải đối mặt với phản ứng của cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Vì vậy khủng hoảng là cơ hội tốt để thực hiện những cải cách lớn. Trong lịch sử thế giới đã ghi nhận nhiều cuộc lạm phát và hậu quả của nó. Trong sách giáo khoa châu Âu cuộc siêu lạm phát của Đức diễn ra từ năm 1922 đến năm 1923 được biết đến như một thảm họa tiền tệ. Người ta cho rằng thảm họa này được tạo ra bởi những sai lầm trong chính sách tiền tệ của chính phủ. Nhưng nếu đọc kỹ chương 5 của cuốn sách này bạn sẽ hiểu ai mới là người tạo ra của khủng hoảng đó và họ tạo ra nhằm mục đích gì.
Năm 1997 kịch bản siêu lạm phát này lại một lần nữa được lập lại ở Châu Á. Tác giả Tống Hồng Minh nói rằng lịch sử luôn giống nhau một cách kỳ lạ. nguyên nhân là bởi kẻ lặp lại lịch sử luôn thuộc cùng một nhóm người.
Tới đây, có lẽ bạn đang căm hận những thế lực tài chính kia và cho rằng bọn họ là những kẻ hút máu xã hội, tạo ra khổ đau và kiếm lợn tuổi nỗi đau. Tuy nhiên, chúng ta ở đây đọc sách cùng nhau cùng nắm bắt vấn đề để có những định hướng tốt nhất cho chính mình trong tương lai chứ không phải để phán xét và oán giận.
Trong chương chín của cuốn sách tác giả Tống Hồng Minh có nói về một cuốn sách bán chạy thứ 2 sau Kinh Thánh ở phương tây. Đó là cuốn Atlas Shrugged của nữ nhà văn Ayn Rand. Cốt lõi của cuốn sách chỉ ra có một số ít người ưu tú trên thế giới giống như những vị thần một tay chống đỡ bầu trời cho nhân loại. Họ là những người thúc đẩy sự phát triển của lịch sử loài người, là nguồn gốc của sự tiến bộ. Tuy nhiên, những nhân vật tinh hoa này đã bị xã hội đối xử bất công. Xã hội không mảy may biết ơn không dành sự tôn trọng đối với những cống hiến của họ.
Trong quan niệm truyền thống kê bí ẩn và tư sản là những ký sinh trùng ăn bám và bóc lột giai cấp vô sản. Nhưng trong cuốn sách nữ nhà văn đã đưa ra một loạt các câu hỏi sắc bén như sau:
Giới tinh hoa đã tạo ra nhiều của cải hơn trong xã hội tại sao lại bị buộc tội là ký sinh trùng?
Giới tinh hoa mang đến cơ hội việc làm tại sao lại bị coi là kẻ bóc lột?
Giới tinh hoa là động lực đằng sau những phát minh và sáng tạo tại sao lại bị đánh giá là không làm mà hưởng?
Những người này có tiền bạc, kiểm soát được tài sản là vì họ xứng đáng và đã nỗ lực rất nhiều. Còn những người bình thường chỉ biết ăn no mặc ấm hay oán trời, trách người, năng lực có hạn nhưng lại hay đố kỵ góc nhìn và tư duy hạn hẹp
Cuốn sách ấy được đánh giá rất cao trong tầng lớp thượng lưu của xã hội Mỹ. Bởi nó đã nói thay tiếng lòng của họ, những người tự nhận mình là chủ nhân của thế giới. Việc cuốn sách bán chạy đến mức đó đa phần là do tầng lớp thượng lưu đã kết hợp cùng nhau quảng bá. Như một màn tẩy não đạo đức triệt để cho toàn xã hội, nó được chỉ định là cuốn sách ngoại khóa mà học sinh tiểu học và trung học phải đọc. Nó đã thẩm thấu một cách có hệ thống và tư tưởng của thế hệ trẻ Hoa Kỳ.
Tạo ra sức ảnh hưởng đến lấy vực giáo dục là cách hữu hiệu để cai trị thế giới Kể từ đầu thế kỷ XX đến nay. Khi một thế hệ hai thế hệ và nhiều thế hệ lớn lên chịu sự ảnh hưởng của cùng một khái niệm ý thức hệ thì suy nghĩ của họ sẽ dần dần tập hợp theo một hướng. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu cho những chiến lược tài chính lớn trong tương lai giống như cách họ đã làm với thế hệ Baby Boom mà chúng ta vừa phân tích ở trên.
Ở Hoa Kỳ quỹ Rockefeller và quỹ Carnegie đã và đang tài trợ phân phối sách giáo khoa trên quy mô lớn. Bên cạnh đó Rockefeller còn kiểm soát tư tưởng xã hội bằng cách nắm lấy những kênh truyền thông chính. Điển hình là thời báo New York ngọn hải đăng chỉ đường về truyền thông. Ngoài ra còn có Washington post và những gã truyền thông khổng lồ khác.
Quyền viết nên lịch sử là quyền lực tối cao trong chính trị, ai có thể khống chế được quyền lực này thì người đó có thể làm chủ được hiệu ứng hình ảnh cuối cùng trong tấm gương mang tên lịch sử.
Họ không chỉ chi phối thế giới về của cải mà còn chi phối cả ý thức của những người đang sống trong thế giới này
Trước khi khép lại cuốn sách tác giả Tống Hồng Minh đặt ra những câu hỏi và những giả thiết cho tương lai. Khi mọi người trên thế giới hiểu rằng sẽ luôn tồn tại những dấu hiệu trước một cuộc khủng hoảng xảy ra họ sẽ theo dõi những biến động kinh tế toàn cầu và có những chuẩn bị tốt nhất để vượt qua khủng hoảng. Thì liệu rằng các nhà tài phiệt thế giới có thể tiếp tục thực hiện những kế hoạch xén lông cừu trong mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế như cách họ đã từng làm trong lịch sử hay không.
Cuốn sách có bản quyền thuộc công ty cổ Phần Bách Việt. Cảm ơn bạn đã lắng nghe. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo nhé
Tóm tắt sách cùng Tanya